Samnec Điện Máy

Samnec Online 0

Samnec Điện Máy

Samnec Điện Máy

Cách xử lý tủ lạnh bị ngập nước

Đăng bởi: Thảo Pinky

Mùa mưa bão đến, các tỉnh, thành phố miền Bắc như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh…thường xuyên phải chịu hậu quả nặng nề của những cơn mưa lớn. Nước lênh láng khắp mọi nơi, khắp các con đường ngóc ngách, tràn vào nhà và thậm chí dột cả phòng. Phải làm sao nếu các thiết bị điện trong nhà chẳng may bị ngập nước mưa? Hôm nay, SAMNEC sẽ hướng dẫn các bạn cách xử lý tủ lạnh bị ngập nước.

 

Tủ lạnh ngậm nước

I. HẬU QUẢ KHI TỦ LẠNH BỊ NGẬP NƯỚC.

Sau khi bị ngâm trong nước, các thiết bị này ít nhiều đều bị hư hỏng, mức độ nặng hay nhẹ tùy thuộc vào lưu lượng nước ngập sâu hay ít, ngập trong thời gian ngắn hay dài, lúc nước ngập thiết bị còn đang hoạt động hay dừng. Và hơn hết là cách thức xử lý, ứng phó với các thiết bị này sau khi nước rút.

1. Hỏng board mạch.

Board mạch trong tủ lạnh là bộ phận đóng vai trò cực kỳ quan trọng, giúp tủ có thể hoạt động ổn định và hiệu quả. Do đó, khi tủ lạnh bị ngập nước sẽ rất dễ khiến board mạch gặp trục trặc, hư hỏng và tủ không hoạt động được

Hỏng Board mạch

2. Máy nén bị hỏng.

Máy nén hay còn gọi là block tủ lạnh - bộ phận này có chức năng tạo ra hơi lạnh để bảo quản thực phẩm lưu trữ bên trong tủ lạnh được tốt nhất.

Bộ phận này thường được thiết kế nằm ở vị trí thấp của tủ, nên khi tủ lạnh bị ngập nước, máy nén cũng sẽ rất dễ hư hỏng. Điều này dẫn tới tình trạng tủ lạnh không lạnh hoặc khả năng làm lạnh kém, thậm chí nặng hơn có thể khiến tủ không hoạt động được.

Máy nén bị hỏng

3. Tủ lạnh bị xì gas.

Một lỗi nữa cũng thường hay xảy ra mà người dùng cần lưu ý khi tủ lạnh bị ngập nước đó là hiện tượng tủ bị xì gas. Tình trạng này không chỉ khiến tủ làm lạnh kém, mà còn tiêu tốn nhiều điện năng hơn. Đồng thời, thực phẩm để trong tủ cũng sẽ bị hư hỏng, bốc mùi.

Tủ lạnh bị xì gas

4. Tủ lạnh bị chập, cháy.

Khi tủ lạnh bị ngập lâu trong nước, nước vào các linh kiện bên trong tủ sẽ rất dễ dẫn tới tình trạng chập điện trong tủ lạnh, thậm chí là cháy nổ gây nguy hiểm cho người sử dụng.

Tủ lạnh bị chập, cháy

II. CÁCH XỬ LÝ KHI TỦ LẠNH BỊ NGẬP NƯỚC.

1. Ngắt toàn bộ nguồn điện vào tủ lạnh để tránh tình trạng rò điện qua nước, gây nguy hiểm đến tính mạng con người.

Trước khi có dấu hiệu nước sẽ ngập đến các thiết bị này, nếu không thể di chuyển đến vị trí cao hơn, bạn cần nhanh chóng ngắt kết nối với nguồn điện. Sau khi nước rút, tuyệt đối không được cắm điện vào chạy thử, vì lúc này bên trong các thiết bị vẫn còn đọng nước, cắm điện vào sẽ gây chập cháy rất nguy hiểm và còn có thể gây thêm hư hỏng khác trầm trọng hơn.

Ngắt điện tủ lạnh

2. Di chuyển tủ đến nơi khô ráo và tiến hành vệ sinh sạch sẽ tủ lạnh.

Nước ngập sẽ không chỉ có nước mưa mà còn gồm cả nước ở các cống rãnh, ao, hồ. Do đó, nước sẽ kéo theo rất nhiều chất bẩn vào nhà. Bạn cần phải vệ sinh cẩn thận lại tủ lạnh từ trong ra ngoài để loại bỏ những chất bẩn đó khỏi tủ.

Vệ sinh tủ lạnh

Để vệ sinh được nhanh chóng bạn cần làm theo các bước sau:

  • Lau sạch bụi bẩn bên ngoài và đằng sau tủ.
  • Dọn sạch thực phẩm trong tủ lạnh ra ngoài, phân loại những đồ còn dùng và không dùng được nữa để bỏ đi cho gọn tủ.
  • Tháo các bộ phận có thể tháo rời của tủ ra ngoài và dùng xà phòng lau chùi cẩn thận.
  • Các bộ phận trong tủ không thể tháo được thì dùng dấm, xà phòng hoặc banking soda pha với nước ấm để lau sạch những cặn bẩn trong tủ.
  • Hạn chế lau các bóng đèn vì có thể làm đèn mờ hoặc cháy bóng, trường hợp bóng bẩn thì chỉ dùng khăn ẩm lau nhẹ bên ngoài.

Vệ sinh tủ lạnh

3. Sấy khô.

Đây là một bước cực kỳ quan trọng giúp cho tủ lạnh không bị những hư hỏng nặng nề do ngập nước. Bạn nên sử dụng các loại quạt máy hoặc máy sấy để thực hiện việc này.

Tuy nhiên, các linh kiện, bộ phận của tủ lạnh sẽ không chịu được nhiệt độ quá cao nên bạn cần phải điều chỉnh nhiệt độ sao cho phù hợp nhất. Sau khi sấy khô, bạn vẫn chưa được cắm điện vào ngay mà hãy đợi thêm khoảng 12 - 24 tiếng nữa cho tủ không còn hơi ẩm nữa mới cắm điện vào chạy thử.

Nếu cắm vào tủ vẫn không hoạt động thì lúc này bạn cần nhờ đến sự giúp đỡ của dịch vụ sửa chữa, nếu vẫn không được, hãy đến ngay SAMNEC và mua tủ mới với nhiều ưu đãi:

 

 

 

 

III. MỘT SỐ LƯU Ý TRÁNH ĐỂ TỦ LẠNH NGẬP NƯỚC.

  • Luôn kê tủ lạnh tại các vị trí cao nhất có thể để tránh được rủi ro ngập nước, kê thêm gạch hoặc các vật dụng cứng vững.
  • Vào các hôm trời mưa to có nguy cơ ngập lụt vào nhà, nên ngắt điện khỏi tủ lạnh và di dời ngay tới vị trí cao hơn. Tuyệt đối không được sử dụng thiết bị khi ngập nước.
  • Các khu vực có vị trí địa lý dễ ngập lụt, các gia đình nên có phương án phòng tránh trước vào mùa mưa như nâng sàn nhà, lắp miếng chống lụt…

SAMNEC hy vọng với những chia sẻ trên các bạn có thể có cách xử lý kịp thời nếu chẳng may tủ lạnh gặp phải nước.

© copyright 2019. Công Ty Cổ Phần Quốc Tế Samnec, Công Ty Cổ Phần Thành Viên Samnec 1. ĐKKD số: 0203004083 tại Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Hải Phòng cấp ngày: 28/07/2004

Trụ sở chính: Số 4 Hồ Sen - phường Trại Cau - quận Lê Chân - TP.Hải Phòng. Điện thoại: 0225.3611.960. Email: info@samnec.com.vn. Người đại diện: Đặng Minh Sơn

Website Samnec đăng ký bộ công thương
Tìm kiếm
Loading