Hướng dẫn sử dụng bếp điện từ an toàn hiệu quả và tiết kiệm điện
Đăng bởi: Quang Tân
1. Sử dụng dây dẫn đủ lớn và ổ cắm điện riêng để đảm bảo an toàn khi sử dụng
Đặc điểm của bếp điện từ là công suất (200 – 4000W) lớn nên bạn cần chú ý đến nguồn điện bao gồm dây cấp nguồn và ổ cắm và dây dẫn phải đủ lớn để tải được bếp tránh gây chập cháy do dây không tải được làm cho quá trình sử dụng bếp không đảm bảo an toàn.
Cần thường xuyên kiểm tra phần tiếp xúc giữa phích cắm của bếp với ổ cắm để đảm bảo tiếp xúc tốt tránh việc chập chờn không vào điện khi sử dụng sẽ làm giảm tuổi thọ sử dụng của bếp.
2. Tránh tình trạng thức ăn và nước trào ra mặt bếp
Trong quá trình đun nấu nên hạn chế tối đa tình trạng nước hay thức ăn trào ra mặt bếp, bởi mặt bếp được cấu tạo từ mặt kính hoặc mặt đá nên khi bị sốc nhiệt đột ngột rất dễ gây ra tình trạng rạn, nứt mặt bếp, làm giảm tuổi thọ sử dụng của mặt bếp.
Khi đun nấu nấu muốn vệ sinh mặt bếp cần phải để mặt bếp nguội hẳn, vệ sinh bằng khăn mền ẩm, có thể thêm một ít nước rửa chén hay nước vệ sinh chuyên dùng để vệ sinh mặt bếp.
3. Chọn đúng loại chảo trong quá trình nấu để tiết kiệm điện
Bạn nên chọn chảo inox sử dụng được cho bếp điện từ hoặc chảo bằng gang hay có phủ một lớp đồng mỏng. Việc chọn được loại nồi phù hợp với bếp điện từ cũng sẽ giúp bạn tiết kiệm điện.
4. Cài đặt bếp điện từ ở chế độ nhiệt vừa phải để đảm bảo an toàn và tiết kiệm điện
Bạn không nên dùng bếp điện từ ở chế độ nhiệt cao: Bếp điện từ có khả năng vượt trội trong việc làm nóng nồi chảo nhanh. Nếu sử dụng bếp điện từ ở chế độ nhiệt cao trước khi cho thức ăn vào chế biến dễ dẫn đến cháy khét. Do vậy bạn nên cài đặt bếp điện từ ở chế độ nhiệt vừa phải để đảm bảo an toàn và tiết kiệm điện.
5. Nên tắt bếp điện từ sớm hơn vài phút
Khi nấu thức ăn sắp xong, bạn có tắt bếp điện từ sớm trước vài phút vì lượng hơi nóng còn lại từ bếp điện từ đủ để làm thức ăn chín hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn chỉ nên tắt bếp điện từ khi hầm hay xào đồ ăn, không nên áp dụng với cách chiên thức ăn.
6. Vệ sinh đúng cách để đảm bảo an toàn
Khi đun nấu nấu muốn vệ sinh mặt bếp cần phải để mặt bếp nguội hẳn, vệ sinh bằng khăn mền ẩm, có thể thêm một ít nước rửa chén hay nước vệ sinh chuyên dùng để vệ sinh mặt bếp. Không nên dùng hóa chất để rửa vì nó có khả năng gây hư hại bề mặt bếp.
Trong trường hợp bếp gặp phải những sự cố kỹ thuật, hoặc phát hiện bếp bị nứt vỡ thì không nên tự tháo ra sửa chữa mà hãy mang đến những trung tâm bảo hành, bảo trì để các kỹ thuật viên tháo lắp và sửa chữa vì những bộ phận, linh kiện của bếp rất phức tạp.
Ngoài ra, bạn nên tránh để các vật có từ tính gần bếp như: dao, dĩa, muỗng hoặc các đồ điện tử như: điện thoại, tivi, máy ghi âm…