So sánh màn hình OLED và LCD. Nên mua loại nào tốt hơn?
Đăng bởi: Vân Anh
Khi chọn mua một chiếc điện thoại thông minh việc hiểu rõ về công nghệ màn hình là điều vô cùng quan trọng. Trong bài viết này, Samnec sẽ cùng tìm hiểu và so sánh hai công nghệ màn hình OLED và LCD phổ biến hiện nay
1. Màn hình OLED là gì? Ưu & Nhược điểm
OLED là công nghệ màn hình sử dụng các diode phát sáng hữu cơ. Điều này có nghĩa là mỗi điểm ảnh trên màn hình có thể tự phát sáng mà không cần đến đèn nền như các công nghệ màn hình khác.
- Độ tương phản cao: Màn hình OLED có thể tắt hoàn toàn các điểm ảnh để tạo ra màu đen tuyệt đối, giúp tăng cường độ tương phản và hình ảnh sắc nét
- Góc nhìn rộng: Màu sắc và độ sáng không bị thay đổi khi nhìn từ các góc độ khác nhau.
- Tiết kiệm điện: Vì các điểm ảnh không cần đèn nền nên màn hình OLED tiêu thụ ít năng lượng hơn, đặc biệt là khi hiển thị các màu tối.
- Chi phí cao: Công nghệ OLED vẫn còn đắt đỏ so với LCD.
- Burn-in: Nếu một hình ảnh tĩnh được hiển thị quá lâu, nó có thể gây ra hiện tượng burn-in, nơi các hình ảnh "bóng ma" còn lại trên màn hình.
- Dễ hư hỏng: Khi gặp môi trường ẩm thấp hay nữa màn hình OLED sẽ dễ xảy ra lỗi
2. Màn hình LCD là gì? Ưu & Nhược điểm
LCD (Liquid Crystal Display) là công nghệ màn hình sử dụng các tinh thể lỏng để hiển thị hình ảnh. Các tinh thể lỏng này được chiếu sáng bởi đèn nền, thường là đèn LED.
- Giá thành rẻ: Màn hình LCD thường có giá thành thấp hơn so với OLED.
- Tuổi thọ dài: LCD không gặp phải vấn đề burn-in như OLED, nên tuổi thọ sử dụng thường dài hơn.
- Độ sáng cao: LCD có khả năng hiển thị hình ảnh rất sáng, ngay cả dưới ánh sáng mạnh.
- Độ tương phản thấp: Vì luôn cần đến đèn nền, màn hình LCD không thể hiển thị màu đen tuyệt đối, làm giảm độ tương phản.
- Góc nhìn hạn chế: Màu sắc và độ sáng có thể bị thay đổi khi nhìn từ các góc độ khác nhau.
- Tốn điện: Do sử dụng đèn nền nên sẽ tiêu tốn điện năng
- Màn hình dày: Do phải đặt đến 3 lớp kính nên màn hình LCD sở hữu màn hình dày
3. So sánh màn hình OLED và màn hình LCD
Màn hình OLED | Màn hình LCD | |
Nguyên lý hoạt động | Sử dụng các diode phát sáng hữu cơ (Organic Light Emitting Diodes) tự phát sáng. | Sử dụng đèn nền và tinh thể lỏng (Liquid Crystal Display). |
Thiết kế | Mỏng | Dày vì đòi hỏi 3 tấm kính LCD cho các tín hiệu: đỏ, lục và xanh |
Độ sâu màu đen | OLED có thể tắt từng điểm ảnh một cách độc lập, tạo ra màu đen tuyệt đối mà không bị hiện tượng lọt sáng. | Sử dụng đèn nền chiếu sáng từ phía sau, do đó, ngay cả khi sử dụng kỹ thuật làm mờ cục bộ, ánh sáng vẫn có thể rò rỉ qua các lớp, gây ra hiện tượng hở sáng. |
Chất lượng hình ảnh | Màu sắc tươi sáng, nổi bật, thường tạo cảm giác rực rỡ và sống động hơn. | Màu sắc trung thực và gần với màu sắc tự nhiên của vật thể hơn. |
Góc nhìn | Góc nhìn rộng, hình ảnh ít bị biến dạng khi nhìn nghiêng nhỏ hơn 40 độ | Góc nhìn hẹp hơn, màu sắc có thể thay đổi khi nhìn từ các góc khác nhau. |
Điện năng tiêu thụ | Ít | Nhiều |
Tuổi thọ | Khoảng từ 20,000 giờ tới 50,000 giờ | Khoảng 50,000 giờ |
Giá | Khá cao | Trung bình |
4. Nên chọn màn hình nào tốt hơn?
Cả màn hình LCD và OLED đều có những ưu điểm và hạn chế riêng, phù hợp với các nhu cầu khác nhau.
Về tổng thể, màn hình OLED mang lại nhiều lợi ích hơn so với LCD nhờ các đặc điểm như thiết kế mỏng nhẹ, khả năng tiết kiệm điện năng, và góc nhìn rộng hơn.
Nếu bạn có ngân sách rộng rãi và muốn trải nghiệm chất lượng hình ảnh tối ưu, thiết kế hiện đại, và hiệu quả tiêu thụ điện, thì màn hình OLED sẽ là lựa chọn lý tưởng. Ngược lại, nếu bạn tìm kiếm một sản phẩm với chi phí hợp lý, độ bền cao và nhiều lựa chọn mẫu mã, màn hình LCD sẽ đáp ứng tốt nhu cầu của bạn.
Xem thêm:
Trên đây là bài viết chia sẻ đến bạn những thông tin về màn hình OLED và LCD màn hình nào tốt hơn, hi vọng sẽ giúp ích để bạn có thể đưa ra lựa chọn phù hợp với nhu cầu!