Tại sao quần áo mua về phải giặt qua 1 lần nước mới được mặc
Đăng bởi: Quang Tân
1. Nguy cơ gây kích ứng da
Thủ phạm chính gây kích ứng da là chất nhuộm màu azo-aniline và hoá chất giúp chống nhăn, hạn chế nấm mốc formaldehyde sử dụng với nhiều quần áo có thể gây kích ứng da ngứa, tấy đỏ, tạo vảy trên da, nhất là với những làn da nhạy cảm.
Hầu hết màu sắc của các loại sợi tổng hợp là nhờ azo-aniline, hoạt chất này có thể gây ra những phản ứng trên da như viêm nhẹ, khô, ngứa, nổi ban hay mụn nước,... Nếu không được giặt giũ để loại bỏ, hoá chất này sẽ gây đỏ, ngứa, nổi ban, đặc biệt ở những vùng da nhiều mồ hôi như vùng thắt lưng, cổ, đùi và nách. Những người có tiền sử dị ứng càng cần phải tránh các chất gây dị ứng này.
Khi quần áo được vận chuyển được bảo quản cùng với một số chất giúp ngăn nấm mốc xâm nhập khi độ ẩm bị thay đổi. Một trong các chất ấy là formaldehyde có thể gây phát ban, kích ứng da như: viêm da tiếp xúc kích ứng, viêm da tiếp xúc dị ứng với cùng triệu chứng phát ban, bong da.
2. Khả năng lây nhiễm virus, vi khuẩn gây bệnh
Thật khó để biết rằng đã có bao nhiêu người đã chạm vào bộ trang phục hay thử nó trước khi chúng trở thành món đồ của bạn. Bạn cũng chẳng thể biết có bao nhiêu loại vi khuẩn đang sinh sôi trong từng thớ vải, đặc biệt là trên vải tự nhiên.
Căn bệnh truyền nhiễm hoàn toàn có thể được lây truyền qua quần áo, tất nhiên là vi khuẩn không thể sống lâu khi không có vật chủ nhưng chúng sẽ có cơ hội tiếp cận với vật chủ tốt hơn khi bị “vướng” lại trên các sợi vải tự nhiên so với sợi nhân tạo.
Nếu bạn mặc những trang phục tiếp xúc với những bộ phận nhạy cảm như đồ bơi, đồ lót thì lại khác. Nguy cơ lây nhiễm nấm và vi khuẩn sẽ được đẩy cao hơn vì vùng da ở những khu vực nhạy cảm có nhiều khả năng truyền nhiễm hơn hẳn.
3. Nguy cơ từ chất chống ẩm
Nhiều nhà máy đặt các gói chống ẩm trong hộp hay túi để đảm bảo cho bộ trang phục khỏi bị nấm mốc trong quá trình vận chuyển.
Mặc dù về cơ bản, loại túi chống ẩm này giúp hấp thụ độ ẩm trong quá trình vận chuyển và ngăn cho nấm phát triển. Nhưng tùy thuộc vào độ ẩm của nước xuất xứ, và độ ẩm tương đối bên trong bao bì, nấm có thể “lơ lửng” trên quần áo.
Tùy thuộc vào môi trường của nước sản xuất và độ ẩm tương đối bên trong bao bì mà nấm vẫn có thể phát triển ở một số điều kiện nhất định. Ngoài ra, chính những gói hút ẩm này đôi khi cũng chứa hóa chất gây phản ứng dị ứng nghiêm trọng trên da.
Nguồn: Internet