TỦ MÁT PHẢI SỬ DỤNG THẾ NÀO ĐỂ TIẾT KIỆM ĐIỆN VÀ TĂNG ĐỘ BỀN NHẤT?
Đăng bởi: Thảo Pinky
Không cấp đông hay làm đá như tủ đông, tủ mát có nhiệm vụ giữ cho thực phẩm tươi ngon lâu hơn. Thế nhưng, số đông người tiêu dùng vẫn chưa biết nên sử dụng thế nào để thiết bị tiết kiệm điện năng, hoạt động bền bỉ. SAMNEC sẽ hướng dẫn cho bạn một số phương án sử dụng tủ mát đúng cách và mang đến hiệu quả qua bài viết dưới đây.
I. Nhiệt độ cần được thay đổi để phù hợp.
Đa số những tủ mát đến từ các thương hiệu nổi tiếng như: Sanaky, Alaska, Panasonic... đều được trang bị nút điều chỉnh nhiệt độ, để người dùng thuận tiện thay đổi nhiệt độ phù hợp với lượng thực phẩm trong tủ. Bạn cần chỉnh nhiệt độ phù hợp với lượng thực phẩm trong tủ.
Các nút kí hiệu nhiệt độ trên tủ mát:
- Vị trí nhiệt độ trong tủ cao nhất: “Min’’.
- Vị trí nhiệt độ trong tủ thấp nhất: “Max’’.
- Vị trí tắt hệ thống làm lạnh: "0".
Nếu muốn tủ ngừng làm lạnh trong khoảng thời gian dài từ 2-3 giờ trở lên, bạn chỉnh nhiệt độ về "0". Khi cần làm lạnh lại, chuyển núm chỉnh sang đến mức “Max”.
Nhiệt độ môi trường xung quanh tủ thay đổi cũng ảnh hưởng tới nhiệt độ trong nó. Hãy chọn nhiệt độ phù hợp nhất để không làm ảnh hưởng đến thực phẩm đang bảo quản. Theo nghiên cứu của các chuyên gia kỹ thuật điện, điện lạnh, nhiệt độ lý tưởng để duy trì thực phẩm trong tủ là 7-8 độ C. Đây là mức nhiệt lý tưởng đáp ứng nhu cầu bảo quản thực phẩm được tốt, chuẩn yêu cầu, thực phẩm luôn tươi ngon và tiết kiệm điện năng.
Đối với các loại tủ mát sử dụng cho khách sạn, gia đình khi mới mua về bạn hãy chuẩn bị sẵn một nhiệt kế, rồi đặt vào một ngăn trong khoang giữ lạnh. Để chỉnh chế độ sao cho chuẩn bạn cho đồ ăn vào rồi mới bắt đầu điều chỉnh độ lạnh, nên điều chỉnh 2-3 lần để tiến dần tới nhiệt độ tốt nhất (thường là 7-8oC).
Ngoài ra, việc đóng mở cửa tủ cũng liên quan trực tiếp đến nhiệt độ. Nếu tủ mát bị mở ra nhiều lần thì khả năng làm mát sẽ bị chậm lại và ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
II. Tiết kiệm điện cho tủ mát.
Để sử dụng tủ mát tiết kiệm điện một cách hợp lý, bạn cần áp dụng những gợi ý sau:
- Kiểm tra tủ mát có được thoát nhiệt tốt không một cách định kì.
- Không nên mở cửa tủ quá thường xuyên, nhất là trong thời tiết nóng và ẩm. Đóng cửa ngay sau khi lấy xong thực phẩm.
- Nếu lớp tuyết dày từ 3-5 mm thì cần tiến hành xả ngay để không gây ảnh hưởng đến hiệu suất làm mát và khiến tủ tiêu thụ điện năng nhiều.
- Nếu nhiệt độ đang ở mức cao, bạn nên cài ở mức thấp hơn nhưng hãy đảm bảo không làm hư hỏng thực phẩm bên trong nó.
- Thường xuyên kiểm tra tủ mát để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
III. Vệ sinh tủ mát thường xuyên.
Thường xuyên kiểm tra các ngăn tủ mát để phát hiện kịp thời và sử lý khi gặp hiện tượng đóng tuyết nhiều, đây có thể là dấu hiệu hư hỏng của các bộ phận trong dàn giữ nhiệt.
Khi thấy có hiện tượng nước đọng ở ngăn mát hay nước chảy ra từ mép cửa, chúng ta cần phải kiểm tra lỗ thoát nước ở đáy tủ xem có bị bịt kín không? Nếu bị bịt kín bạn phải kiểm tra ngăn thoát nước và khơi thông ngăn thoát nước để đảm bảo tủ hoạt động bình thường.
Một điều cần lưu ý không phải ai sử dụng tủ mát siêu thị đều biết, sau mỗi tuần chạy liên tục, bạn cần vệ sinh tủ theo tuần tự:
Bước 1: Vặn nút điều chỉnh từ ON hoặc OFF để ngắt điện tủ mát hoặc rút nguồn ra.
Bước 2: lấy các loại thực phẩm, khay đựng, giá đỡ từ trong tủ ra bên ngoài. Lưu ý, đặt cạnh tủ một chậu nước ấm sạch …khăn bông sạch ,một miếng xốp ( bọt biển ) để cọ ướt, lau khô.
Bước 3: Bạn lấy khăn sạch mềm để cọ rửa dàn lạnh các ngăn mặt trong của tủ, các tấm cửa cùng các chi tiết bằng chất dẻo khác của tủ.
Lưu ý khi sử dụng tủ mát siêu thị
Trong lúc cọ rửa tránh tình trạng để nước đọng lại ở đáy tủ, các đệm cửa, dùng khăn bông mềm, sạch thấm cho hết chỗ nước đó. Không dùng bazo hoặc bất kỳ chất nào khác nước…để cọ rửa đáy tủ dễ dẫn đến hao mòn.
Để tránh chập điện, lau bụi sạch dàn nóng lốc bằng vải mềm, không lau bằng vải quá ẩm. Tiếp tục lau sạch gầm, chân tủ (đảm bảo khô thoáng chống han gỉ và chuột bọ).
Bước 4. Sau khi vệ sinh trong và ngoài tủ mát, đừng quên lau khô ở khe rãnh và mở của tủ từ 30-40 phút cho thông thoáng.
Với những hướng dẫn trên, chúc bạn sử dụng tủ mát tiết kiệm và hiệu quả nhất
IV. Một số lưu ý khác.
- Tủ làm mát nên được cắm đúng nguồn điện.
- Hệ thống làm lạnh của tủ có dùng khí gas và các chất cách nhiệt khác. Trong trường hợp có hư hại, hãy gọi cho dịch vụ bảo hành hoặc nhà phân phối nơi bạn mua hàng để được xử lý nhanh nhất, không tự tháo lắp hay sửa chữa tủ mát.
-Tuyệt đối không cho đồ còn nóng vào trong tủ
Đồ ăn vừa nấu xong, còn nóng thì bạn phải để chúng nguội hẳn mới cho vào tủ mát. Tại sao lại như thế? Đồ ăn còn nóng nếu cho vào tủ mát sẽ khiến nhiệt độ trong tủ tăng lên đột ngột, khiến tủ thay đổi nhiệt độ không có kế hoạch sẽ khiến tủ giảm tuổi thọ, hao mòn điện năng tiêu thụ.
Để đồ ăn được bảo quản đúng cách và tủ được vận hành trơn tru thì bạn nên để đồ ăn nguội hẳn sau đó mới bọc đồ ăn và cho vào tủ mát.
- Không nên tắt tủ mát khi không cần thiết
Khi tủ mát đạt đến độ lạnh mà bạn đã chọn thì nó sẽ tự động chuyển sang trạng thái nghỉ do đó tủ mát có thể hoạt động liên tục.
Nếu trong tủ mát không có thực phẩm thì bạn hãy chỉnh nhiệt độ về mức số 1 – Min, Cold chứ không cần phải tắt tủ, ngắt dây điện khi không cần thiết. Việc tắt mở thường xuyên sẽ mau làm hỏng tủ. Nếu tắt tủ mát siêu thị trong thời gian lâu sẽ làm cho tủ lạnh bị hiện tượng “hầm hơi”.
- Rút dây nguồn ra khỏi ổ cắm điện trước khi vệ sinh sản phẩm để đảm bảo an toàn cho bạn và gia đình.
Với những lưu ý trên SAMNEC hy vọng bạn có thể sử dụng một cách hợp lý để giúp tăng tuổi thọ cho tủ mát và giảm được một phần nào hóa đơn tiền điện hàng tháng.
Xem thêm một số sản phẩm tủ mát tại SAMNEC: