Đi tìm nguyên nhân và cách khắc phục mặt kính bếp từ bị nứt
Đăng bởi: Vân Anh
Mặt kính bếp từ bị nứt là vấn đề thường gặp gây khó khăn và tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu không được xử lý kịp thời. Vậy nguyên nhân nào khiến mặt kính bếp từ bị nứt và cách khắc phục ra sao? Hãy cùng Điện máy Samnec tìm hiểu qua bài viết sau.
1. Mặt kính bếp từ bị nứt có dùng được nữa không?
Việc bếp từ bị nứt mặt kính có sử dụng được hay không còn phụ thuộc vào mức độ hư hại của mặt kính.
Mặt kính bếp từ thường được làm từ kính cường lực, nên khi bị nứt, vết nứt thường chạy dọc mà không vỡ vụn như các loại kính khác. Nếu vết nứt nhỏ, không ảnh hưởng tới khu vực nấu và các phím điều khiển của bếp vẫn hoạt động, bạn có thể tiếp tục sử dụng bếp.
Để ngăn nước lọt vào bên trong, bạn có thể dùng keo silicon hoặc các loại keo dính để dán vết nứt, giúp bảo vệ vi mạch bên trong khỏi hư hại.
Trong trường hợp vết nứt lớn, lan rộng tới khu vực nấu hoặc làm hỏng chức năng của bếp, bạn nên thay mới mặt kính ngay.
Sử dụng bếp trong tình trạng mặt kính vỡ nặng có thể gây hư hại thêm cho bếp. Nếu không thể sửa ngay, bạn có thể dùng tạm, nhưng nên sửa chữa hoặc thay mặt kính sớm để bảo vệ bếp tốt nhất.
Lưu ý:
Nếu mặt kính bếp bị nứt hoặc vỡ, bạn nên:
- Ngừng nấu ăn ngay lập tức.
- Ngắt nguồn điện cung cấp cho bếp và kiểm tra khu vực bị hư hại.
- Liên hệ với trung tâm bảo hành để được tư vấn và sửa chữa kịp thời, tránh để tình trạng hư hại kéo dài.
2. Nguyên nhân và cách khắc phục mặt kính bếp từ bị nứt
Nguyên nhân
Nguyên nhân phổ biến là do sử dụng bếp từ giá rẻ, không rõ thương hiệu hoặc nguồn gốc xuất xứ. Những sản phẩm này thường được sản xuất với chi phí thấp, sử dụng kính mặt bếp chất lượng kém, không chịu được nhiệt độ cao lâu dài và không đảm bảo an toàn.
Loại bếp này chỉ phù hợp với những món nấu đơn giản ở nhiệt độ thấp và thời gian nấu ngắn.
Cách khắc phục
Bạn nên chọn loại bếp từ có nguồn gốc rõ ràng, chất liệu mặt kính chịu nhiệt tốt như Schott Ceran, thường có trong các dòng bếp cao cấp. Điều này sẽ giúp bếp an toàn hơn và bền bỉ trong quá trình sử dụng.
Nguyên nhân
Khi sử dụng bếp không được đặt trên bề mặt phẳng, dễ gây xê dịch trong quá trình nấu, dẫn đến va đập với các vật dụng khác hoặc làm bếp bị nứt vỡ mặt kính.
Cách khắc phục
Đặt bếp từ ở nơi rộng rãi và bằng phẳng, tránh đặt bếp dưới kệ để hạn chế đồ rơi vào mặt bếp. Bạn cũng có thể lựa chọn thiết kế bếp từ âm để cố định vị trí bếp, vừa an toàn vừa sang trọng, giúp việc nấu nướng thoải mái hơn.
Nguyên nhân
Mặt kính bếp từ thường có độ chịu lực giới hạn, không thích hợp để nấu với nồi quá nặng (trên 4 kg).
Nếu nồi chứa nhiều thức ăn hoặc để bếp ở nhiệt độ cao trong thời gian dài, dễ gây áp lực lên mặt kính và làm nứt bếp. Việc để nồi nước sôi trên bếp lâu cũng có thể dẫn đến tình trạng này.
Cách khắc phục
Sử dụng nồi nấu vừa phải, không quá nặng và hạn chế nấu ở nhiệt độ tối đa trong thời gian dài. Nên giữ nhiệt độ vừa phải để tăng độ bền cho bếp và tiết kiệm điện năng.
Nguyên nhân
Bếp từ nếu không được vệ sinh thường xuyên sẽ dễ tích tụ dầu mỡ, thức ăn thừa hoặc bụi bẩn trên mặt kính, gây ra tình trạng cháy bám trên bề mặt. Điều này có thể làm nhiệt độ không ổn định, dẫn đến nguy cơ nứt vỡ kính.
Cách khắc phục
Sau mỗi lần nấu, bạn nên làm sạch mặt bếp để giữ bếp bền lâu và đảm bảo không gian nấu luôn gọn gàng, sạch sẽ.
Nguyên nhân
Nhiều người thường rút phích cắm và vệ sinh bếp ngay sau khi tắt, khi bếp còn nóng. Hành động này dễ gây sốc nhiệt do nước lạnh tiếp xúc với bề mặt nóng, làm tăng nguy cơ nứt vỡ kính và ảnh hưởng đến linh kiện bên trong.
Cách khắc phục
Nên để bếp nguội khoảng 15 - 20 phút để quạt tản nhiệt hoạt động, giảm nhiệt độ bề mặt trước khi tiến hành vệ sinh. Điều này giúp bếp bền hơn và an toàn hơn khi sử dụng.
3. Lưu ý khi sử dụng bếp từ tránh bị nứt vỡ
Bên cạnh các phương pháp khắc phục, bạn có thể áp dụng một số mẹo sau để giảm thiểu nguy cơ nứt vỡ mặt kính bếp từ:
- Chọn bếp từ có mặt kính chất lượng cao, chịu lực và chịu nhiệt tốt để tránh hư hại do sốc nhiệt hoặc tác động mạnh.
- Sử dụng các loại nồi, chảo có đáy dày, phẳng và phù hợp với vùng nấu của bếp từ để phân tán nhiệt đều, tránh tình trạng nóng cục bộ có thể gây nứt mặt kính.
- Tránh làm rơi các vật cứng, sắc nhọn lên bề mặt kính bếp. Khi cần di chuyển bếp, thao tác nhẹ nhàng để tránh va chạm mạnh.
- Thường xuyên làm sạch bề mặt kính để bảo vệ lớp phủ và giữ cho bếp luôn mới.
- Không đun nấu trực tiếp với lửa trên mặt kính bếp từ.
- Tránh để nước tràn lên mặt kính, vì nhiệt độ thay đổi đột ngột có thể làm kính nứt.
- Đảm bảo không để các vật dễ cháy lên mặt kính bếp trong khi sử dụng để tăng độ an toàn.
Xem thêm:
Hiểu rõ nguyên nhân, rủi ro và các biện pháp khắc phục sẽ giúp bạn duy trì bếp từ luôn trong tình trạng tốt nhất. Hãy bảo quản và sử dụng bếp từ đúng cách để nâng cao độ bền và an toàn cho thiết bị nhà bếp của bạn.