Mách bạn cách làm củ kiệu chua ngọt cực ngon, chuẩn vị cho ngày Tết
Đăng bởi: Nguyễn Hoàng Giang
Củ kiệu ngâm là một trong những món ăn không thể thiếu trong bữa ăn ngày Tết của nhiều gia đình. Cùng Samnec học cách làm củ kiệu chua ngọt chuẩn vị cho ngày Tết trọn vị.
1. Cách làm củ kiệu muối chua truyền thống
Tùy vào số lượng thành viên trong gia đình, bạn có thể cân chỉnh định lượng các nguyên liệu cho phù hợp
- Củ kiệu 1 kg
- Đường trắng: 300g
- Giấm: 80 ml (có thể chọn mua giấm gạo)
- Muối: 40g
- Muối hột: 1 muỗng cà phê
- Bước 1: Sơ chế củ kiệu và phơi nắng
Mua củ kiệu về ngâm nước muối khoảng 8 tiếng để nhả chất bẩn, cặn đen. Sau đó, hãy rửa sạch củ kiệu lại với thật nhiều nước và cắt bỏ rễ kiệu.
Rửa sạch một lần nữa rồi đem phơi khô củ kiệu dưới nắng yếu trong khoảng 6 tiếng đồng hồ.
- Bước 2: Pha nước giấm
Cho hỗn hợp gồm: 1 lít nước, 40g muối, 300g đường, 80ml giấm lên bếp đun, khuấy đều cho đường và muối tan hết thì tắt bếp và để nguội.
Lưu ý: Không đổ hỗn hợp giấm, đường vào củ kiệu khi còn nóng, vì sẽ làm kiệu chín và mất đi độ giòn.
- Bước 3: Ngâm củ kiệu
Củ kiệu sau khi đã phơi nắng sẽ được xếp vào lọ. Bạn hãy xếp sao cho phần củ to hướng ra ngoài, phần thân nhỏ sẽ chụm đầu vào nhau nhé!
Đổ nước giấm đường đã nguội ở trên vào lọ xếp củ kiệu, đậy kín nắp và đặt ở vị trí thoáng mát sau khoảng 3 ngày là bạn có thể dùng.
2. Cách làm củ kiệu chua ngọt ngâm đường
- Củ kiệu: 1 kg
- Đường: 500g
- Giấm ăn: 3 - 4 muỗng
- Phèn chua: 1 muỗng cà phê
- Muối: 1 ít
- Tỏi: 1 củ
- Ớt: 1 - 2 quả
- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Trước tiên, bạn hãy sơ chế củ kiệu tương tự như ở cách trên. Tỏi bóc vỏ, cắt thành lát mỏng hoặc để nguyên tép tùy theo sở thích.
- Bước 2: Ngâm củ kiệu
Xếp củ kiệu vào lọ đựng, mỗi lớp kiệu bạn hãy cho thêm 1 lớp muối, đường, tỏi và giấm. Lặp lại cho đến khi hết nguyên liệu rồi nén kĩ củ kiệu rồi đậy kín.
Đặt lọ kiệu ngâm ở nơi thoáng mát trong khoảng 3-4 ngày để kiệu lên men tự nhiên là có thể ăn được. Tuy nhiên, thời gian kiệu ngâm được ngon nhất là khoảng từ 7 - 8 ngày.
3. Cách làm dưa củ kiệu cà rốt, đu đủ
- Củ kiệu: 1 kg
- Cà rốt: 1 củ
- Đu đủ xanh: nửa quả
- Ớt: 2-4 quả
- Hành tím: 5 - 6 củ
- Gia vị: nước mắm, muối, đường, bột ngọt,...
- Bước 1: Sơ chế
Cắt bỏ phần lá và rễ củ kiệu, hành tím. Bóc sạch phần các bẹ bị úa vàng và giữ lại phần củ kiệu trắng. Hành tím ngâm qua nước vo gạo, loại bỏ những bẹ bị úa và giữ lại phần củ có màu tím trong.
Đu đủ, cà rốt: gọt vỏ, rửa sạch và cắt thành lát mỏng rồi để ráo nước.
- Bước 2: Ngâm các nguyên liệu
Ngâm tất cả các nguyên liệu đã sơ chế trong một thau nước muối loãng trong khoảng 20 phút. Sau đó rửa lại các nguyên liệu dưới vòi nước sạch khoảng 5 lần.
- Bước 3: Phơi nắng nguyên liệu
Để các nguyên liệu ráo nước rồi mang đi phơi dưới nắng.
- Bước 4: Làm nước muối dưa
Đun sôi hỗn hợp gồm 150ml nước lọc, 500ml nước mắm, cho thêm 2 muỗng cà phê đường khuấy đều và tắt bếp để nguội.
- Bước 5: Ngâm dưa kiệu
Lấy nguyên liệu đã phơi khô mang đi rửa sạch, nấu với nước sôi rồi vắt ráo nước. Cho tất cả nguyên liệu và nước mắm đường vào chung và ngâm khoảng 2 - 3 ngày là có thể thưởng thức.
4. Cách làm củ kiệu ngâm nước mắm đường
- Củ kiệu tươi 500g
- Đường 200g
- Nước mắm 150ml
- Muối 2 muỗng canh
- Giấm 2/3 chén
- Bước 1: Sơ chế và phơi củ kiệu
Sơ chế củ kiệu tương tự như ở những cách trên.
- Bước 2: Làm nước mắm đường ngâm kiệu
Đun sôi một nồi nước cùng 150ml nước mắm, 250g đường đến khi đường tan và nước sôi hết hãy tắt bếp và để nguội.
- Bước 3: Rửa kiệu với giấm
Dùng dao gọt bỏ lớp màng bao bọc hoặc rễ củ kiệu còn sót và rửa lại lần nữa với 2/3 chén giấm sau đó vớt kiệu ra mà không cần rửa lại với nước.
- Bước 4: Ngâm củ kiệu
Xếp củ kiệu vào lọ và đổ nước mắm đường đã nguội ở bước 2, sau đó đậy nắp kín từ 7 - 10 ngày là có thể thưởng thức.
>>> Xem thêm:
Trên đây là gợi ý 4 cách làm củ kiệu chua ngọt thơm ngon, cho ngày Tết trọn vị. Củ kiệu ngâm có thể ăn cùng các món ăn đặc trưng của Tết như bánh chưng, thịt kho, thịt quay, giò, chả.