Samnec Điện Máy

Samnec Online 0

Samnec Điện Máy

Samnec Điện Máy

Tết trung thu có phong tục gì đặc biệt?

Đăng bởi: Thảo Pinky

Tết Trung thu có phong tục gì đặc biệt

Trung thu là dịp tết mang tính truyền thống được người dân Việt Nam yêu thích, nhất là trẻ em. Tết trung thu có phong tục gì đặc biệt? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

 

I. Tết trung thu diễn ra vào ngày nào?

Tết trung thu là văn hóa đã có từ lâu đời ở Trung Quốc nhưng nay đã phát triển và trở thành một trong những ngày lễ mang tính truyền thống ý nghĩa của Việt Nam.

tết trung thu diễn ra ngày nào

Tết trung thu thường diễn ra vào ngày Rằm tháng Tám âm lịch, tức ngày 15 tháng 8 – cũng là ngày trăng tròn và sáng nhất trong năm.

Ngày lễ này cũng được gọi với nhiều tên gọi khác như “Lễ trông trăng”, “Tết hoa đăng”, “Tết đoàn viên”…

II. Ý nghĩa ngày tết trung thu

Ngày tết Trung thu mang rất nhiều ý nghĩa đối với mọi người.

Ý nghĩa được nhiều người nhớ đến nhất trong dịp trung thu là Tết cho các thiếu nhi. Bởi trong ngày lễ này trẻ em được tham gia vào nhiều trò chơi dân gian, được đi rước đèn, ăn bánh kẹo, hoa quả của mùa thu, thưởng thức bánh nướng, bánh dẻo. Nhiều trẻ em trong dịp Trung thu còn được dẫn đi mua đồ chơi, đi du lịch, tham gia các hoạt động vui chơi bổ ích.

Bên cạnh đó, Tết Trung thu cũng mang ý nghĩa là Tết Đoàn viên - ngày gia đình sum vầy, đoàn tụ. Đây là dịp lý tưởng để cả nhà cùng quây quần bên nhau, cùng trò chuyện, ăn bánh, uống trà và ngắm trăng. Đây cũng là lúc các gia đình sắp mâm ngũ quả cùng bánh trung thu dâng lên thắp hương, thể hiện lòng thành kính tới ông bà, tổ tiên đã mất. Những người con có dịp về thăm gia đình và cùng nhau chia sẻ mọi điều về cuộc sống.

Ý nghĩa ngày tết Trung thu

Ngoài những ý nghĩa truyền thống đẹp đẽ đó thì lễ hội Trung thu còn mang nhiều thông điệp giá trị khác.

Việt Nam là một nước có truyền thống nông nghiệp nên Tết trung thu diễn ra vào đúng giữa mùa thu chính là lúc ăn mừng cho mùa thu hoạch bội thu, mọi người chuẩn bị cho việc gieo trồng mới, vạn vật thảnh thơi, dễ chịu…

Bên cạnh đó, Trung thu gắn liền với hình ảnh ánh trăng, là biểu tượng cho âm tính – chỉ về nữ giới. Khi mặt trăng tròn và sáng nhất chính là khi người con gái đẹp đẽ, lộng lẫy nhất. Người ta mở lễ hội ăn mừng cho Trăng, cho hạnh phúc lứa đôi. Cũng bởi vậy mùa thu cũng trở thành mùa cưới, mùa thành hôn.

III. Những phong tục độc đáo trong ngày tết trung thu

Trong dịp rằm trung thu này diễn ra nhiều phong tục độc đáo để chỉ cần nghĩ về nó là sẽ thấy không khí Trung thu ùa về. Cùng Samnec điểm qua những phong tục truyền thống này nhé.

Bài hát “Rước đèn tháng tám” hay “Chiếc đèn ông sao” đã đi vào tiềm thức của nhiều thế hệ trẻ em Việt Nam. Nó cũng chính là bài hát về phong tục rước đèn thú vị trong ngày Tết trung thu.

Bắt nguồn từ việc treo đèn lồng trước cửa nhà tượng trưng cho sự bình an, may mắn, ngày nay đèn lồng ở Việt Nam chỉ được trang trí ở một số cửa hàng, quán ăn… còn chủ yếu là làm thành món đồ chơi cho trẻ con.

Phong tục rước đèn trung thu

Đèn lồng truyền thống có thể làm từ giấy màu, giấy kính, khung tre, nứa…được người lớn trong nhà tự tay làm với nhiều hình dáng đáng yêu như hình tròn, hình ông sao, hình con cá, con bướm…. Đèn lồng hiện đại thì đã đa dạng hơn, chất liệu chuyển thành bìa màu hoặc nhựa để tăng sự đa dạng và độ bền cho món quà, hình dáng cũng có thể là o tô, xe tăng, siêu nhân, công chúa….nhưng chủ yếu mua ở ngoài hàng, ít gia đình tự làm đèn cho con.

Trẻ em sẽ cầm trên tay những chiếc đèn lồng, nghe nhạc, ngắm nhìn ánh sáng và nhảy múa, vui đùa dưới ánh trăng. Mặc dù ở thành phố khó nhìn được ánh trăng trong không gian rộng và sáng nhưng đó vẫn nên là hoạt động khuyến khích các bé thực hiện trong dịp lễ này.

Mâm ngũ quả là hình ảnh không thể thiếu trong dịp lễ Trung thu. Ban đầu, đây là mâm hoa quả được dâng lên để cúng Trăng, tế trời đất, mong mùa màng bội thu. Sau này nó là mâm cỗ để các gia đình dâng lên tỏ lòng thành kính đến gia đình, tổ tiên trong dịp đoàn viên.

phong tục phá cỗ trung thu

Đúng như tên gọi của nó, mâm ngũ quả phải gồm ít nhất 5 loại hoa quả, đặc biệt không thể thiếu các loại quả đặc trưng cho mùa thu Việt Nam là bưởi, hồng, thị. Riêng với quả bưởi, người ta thường trang trí thành hình con chó hoặc con gấu rất đáng yêu. Trang trí mâm ngũ quả Trung thu còn trở thành một trong các hoạt động thi đua ở nhiều trường học, cơ quan mỗi dịp thu về.

trang trí mâm ngủ quả dịp trung thu

Tết trung thu diễn ra khi thời tiết mát mẻ, trăng tròn vành vạnh, ánh sáng rõ nhất nên là dịp vô cùng thích hợp để mọi người cùng ra ngoài ngắm trăng. Khi ánh trăng lên cao nhất, thắp sáng mọi không gian, mọi người sẽ cùng nhau hạ lễ, phá cỗ, cùng vui chơi và ngắm trăng.

Một điểm đặc biệt là khi phá cỗ nhất định mọi người sẽ cùng ăn món bánh nướng, bánh dẻo – gọi chung là bánh Trung thu. Các món bánh này được chế biến từ bột mì với các loại nhân vô cùng phong phú, đa dạng, trang trí tinh xảo.

Bánh trung thu cũng vì thế trở thành món quà để người lớn tặng cho nhau, thể hiện tình cảm, lòng biết ơn, sự quý mến trong dịp lễ Trung thu này.

Tiếng trống múa lân rộn rã khắp các con phố cũng là một phong tục độc đáo trong ngày Trung thu.

Phong tục xem múa lân trong dịp trung thu

Các thanh thiếu niên phải tập múa lân từ trước 1 đến 2 tháng để có thể nhảy múa thật đẹp trong dịp lễ hội này. Đội múa lân thường gồm ít nhất 1 chiếc trống to, 1 đầu lân và 1 chú tễu. Những điệu nhảy của chú tễu, con lân theo nhịp trống là minh họa cho niềm vui mừng chào đón điềm lành trong dịp Trung thu.

Giai điệu nhạc được thực hiện chỉ dựa trên tiếng trống nhưng có thể biến đổi linh hoạt thành bản nhạc vô cùng bắt tai, sôi động, thu hút người xem. Những chú lân xanh, đỏ tím vàng nhảy múa, trèo lên nhau hay thậm hí có thể phun lửa luôn luôn thu hút và nhận được sự tán dương của bất cứ người già, người trẻ nào. Đây là hoạt động diễn ra trong ít nhất 1 tuần trước khi ngày rằm Tháng 8 đến.

Hoạt động múa lân cũng được tổ chức tại các chương trình của các Sở, Ban, Ngành, các công ty, trường học, tổ dân phố…hay thậm chí diễn ra tự do trên đường phố, công viên và luôn được mọi người vô cùng mong chờ.

Hy vọng qua bài viết trên bạn có thể hiểu hơn về ngày Tết trung thu cũng như những phong tục độc đáo của nó. Rằm trung thu sắp đến gần rồi, bạn hãy chuẩn bị để chào đón lễ hội đầy màu sắc này với thật nhiều niềm vui và hạnh phúc. Đừng quên Điện Máy Samnec luôn có những chương trình tri ân đặc biệt trong những ngày lễ này, hãy nhanh tay đến mua sắm và trải nghiệm nhé!

© copyright 2019. Công Ty Cổ Phần Quốc Tế Samnec, Công Ty Cổ Phần Thành Viên Samnec 1. ĐKKD số: 0203004083 tại Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Hải Phòng cấp ngày: 28/07/2004

Trụ sở chính: Số 4 Hồ Sen - phường Trại Cau - quận Lê Chân - TP.Hải Phòng. Điện thoại: 0225.3611.960. Email: info@samnec.com.vn. Người đại diện: Đặng Minh Sơn

Website Samnec đăng ký bộ công thương
Tìm kiếm
Loading