Samnec Điện Máy

Samnec Online 0

Samnec Điện Máy

Samnec Điện Máy

CÙNG TÌM HIỂU VỀ TẾT TRUNG THU

Đăng bởi: Thảo Pinky

Trung thu là tết đoàn viên, là nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam từ bao đời nay. Những có lẽ không phải ai trong chúng ta cũng biết rõ về sự tích huyền bí cũng như phong tục của ngày tết trung thu, chỉ biết vào ngày này trăng sáng nhất, tròn nhất và mọi người sẽ quây quần bên mâm cỗ. Vậy hãy cùng nhau lội ngược thời gian, quay trở về với dân gian và cùng SAMNEC lý giải phong tục tết trung thu đầy ý nghĩa này nhé.

 

Trung thu là tết đoàn viên

I. NGUỒN GỐC CỦA TẾT TRUNG THU.

Trung thu, là giữa mùa thu. Tết Trung thu như tên gọi là ngày giữa mùa thu, tức là vào rằm (ngày 15) tháng Tám âm lịch. Tết Trung thu tại Việt Nam không biết có tự bao giờ, không có sử liệu nào nói rõ về gốc tích của ngày lễ rằm tháng 8.

Theo tích xưa bên Trung Quốc, Tết Trung thu bắt đầu từ đời nhà Ðường, thời vua Duệ Tôn, niên hiệu Đường Minh Hoàng. Năm ấy vào đêm khuya rằm tháng tám, gió mát, trăng tròn thật đẹp, trong khi ngự chơi ngoài thành, nhà vua gặp một vị tiên giáng thế trong lốt một ông lão đầu bạc phơ như tuyết. Vị tiên hóa phép tạo một chiếc cầu vồng, một đầu giáp cung trăng, một đầu chạm mặt đất và nhà vua trèo lên cầu vồng đi đến cung trăng, dạo chơi nơi cung Quảng. Trở về trần thế, vua luyến tiếc cảnh cung trăng đầy thơ mộng, nhà vua đặt ra tết Trung thu.

nguồn gốc tết trung thu

Với người dân Việt Nam, hễ nhắc đến Trung Thu thì không ai mà không biết đến truyền thuyết về chị Hằng và chú Cuội – một trong những câu chuyện huyền thoại tồn tại trong dân gian từ rất lâu đời.

Chuyện kể rằng, ngày xưa ở chốn cung đình có một nàng tiên nữ tên là Hằng Nga. Nàng ấy vô cùng xinh đẹp và đặc biệt rất yêu trẻ con. Hằng Nga lúc nào cũng mong muốn được xuống trần gian chơi cùng trẻ em nhưng tiên giới không cho phép.

Một hôm, Ngọc Hoàng tổ chức cuộc thi “Làm bánh ngày rằm”, Hằng Nga bèn xuống trần gian để học cách làm được bánh ngon. Dưới trần gian Hằng Nga gặp được Cuội - một anh chàng được mệnh danh là chuyên gia nói dối. Lúc bấy giờ, Cuội đã bày cho Hằng Nga cách làm bánh ngon là cứ bỏ tất cả các nguyên liệu hòa lại với nhau rồi đem nướng lên. Nhưng bất ngờ thay, khi chiếc bánh được mang ra khỏi lò thì rất thơm, các em nhỏ ăn vào đều tấm tắc khen ngon.

Nguồn gốc chị hằng chú cuội

Tìm được cách làm bánh ngon, Hằng Nga vội trở lại cung trăng. Vì lưu luyến không muốn rời xa Hằng Nga, Cuội đã nắm lấy tay nàng và với sức mạnh kì lạ, Cuội cùng cây đa đầu làng đã bị kéo bay tận lên cung trăng.

Quay về cung đình, Hằng Nga đem những chiếc bánh tự tay mình làm đi dự thi. Không ngờ, chiếc bánh của Hằng Nga đã giành giải nhất và được đặt tên là bánh trung thu.

Riêng về Cuội, ngồi dưới gốc cây đa trên cung trăng nhìn ngắm trẻ con dưới trần gian chơi đùa nên nhớ nhà, chỉ biết ngồi khóc và buồn bã. Thấy vậy, Hằng Nga cầu xin Ngọc Hoàng cho phép nàng và Cuội xuống trần gian chơi cùng các em nhỏ vào ngày rằm tháng 8 hằng năm. Từ đó, Ngọc Hoàng đặt tên cho ngày rằm tháng 8 là “Tết Trung thu” - dịp tết vui chơi của các em nhỏ.

Về sau, cứ đến rằm tháng 8 âm lịch, người ta lại tổ chức rước đèn, múa lân dưới ánh trăng để kỷ niệm ngày chú Cuội, chị Hằng xuống mặt đất liên hoan vui chơi.

II. Ý NGHĨA CỦA TẾT TRUNG THU.

Trải qua hàng ngàn năm, con người luôn cho rằng có mối liên hệ giữa cuộc đời và vầng trăng. Trăng tròn và trăng khuyết, niềm vui nỗi buồn, sự đoàn tụ, sum họp hay chia tay. Cũng từ đó trăng tròn là biểu tượng của sum họp và Tết trung thu cũng được gọi là Tết đoàn viên.

Ý nghĩa tết trung thu

Trong ngày vui này, theo phong tục người Việt, tất cả các thành viên trong gia đình đều mong muốn quây quần bên nhau cùng làm cỗ cúng gia tiên.

Khi đêm xuống, mặt đất ngập tràn ánh trăng vàng, xóm làng cùng nhau tụ họp uống nước chè xanh, ăn bánh, ngắm trăng và bày hoa quả, bánh kẹo cho trẻ em vui chơi, rước đèn, múa Lân, trông trăng, phá cỗ...

Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.

III. NHỮNG PHONG TỤC TRONG NGÀY TẾT TRUNG THU.

1. Phong tục rước đèn.

Tết trung thu không thể thiếu đi hình ảnh chiếc đèn lồng nhiều màu sắc sáng rực rỡ dưới ánh trăng vàng. Đối với người dân Trung Hoa, đèn lồng được treo trước cửa nhà và tượng trưng cho sự may mắn bình an.

Còn đối với người Việt, đèn lồng trung thu được làm cho trẻ em chơi trung thu là chính. Những chiếc đèn với vô số hình dáng từ bông hóa, cá, gấu…vô cùng xinh đẹp sáng rực đêm trung thu.

Phong tục rước đèn

Ngày xưa, đèn lồng Việt Nam làm thủ công từ tre và giấy gió, tô vẽ bên ngoài đèn là những nét vẽ đường thêu vô cùng đặc sắc. Đèn lồng của người Việt Nam là sự biểu hiện của ấm no và hạnh phúc gia đình. Sau này, đèn lồng đã được làm từ nhiều chất liệu khác nhau, có thêm nhạc và đèn nhấp nháy.

Một số lại được làm thành dạng đèn hoa đăng, sau khi ghi những ước nguyện vào thì thả trôi bờ sông mang lời cầu nguyện đi xa.

2. Phong tục múa lân.

Tết trung thu đường phố nhộn nhịp tiếng trống cùng những điệu múa Lân. Người Trung Quốc múa lân vào dịp tết Nguyên Đán còn người Việt lại múa Lân vào dịp tết trung thu. Thường múa Lân sẽ được tổ chức vào đêm 14 và đêm 15. Đội múa Lân gồm có một người đội chiếc đầu lân và chỉ huy cả đội múa những điệu bộ của con vật này theo nhịp trống. Con Lân tượng trưng cho điềm lành vì vậy múa Lân đêm trung thu là ước mong cho những điềm lành đến với mọi nhà.

Phong tục múa lân

Ngày nay, với ý nghĩa mang điểm lành, phong tục múa lân còn được nhiều người thực hiện vào ngày khai trương các nhà hàng, khách sạn…

3. Phong tục ngắm trăng.

Vào dịp tết trung thu hầu hết người dân Trung Hoa sẽ đổ ra đường để chiêm ngưỡng vẻ đẹp trăng trằm. Khoảnh khắc trăng lên vô cùng thiêng liêng với nhiều người, ánh trăng là biểu hiện sự sum vầy của các thành viên trong gia đình với nhau.

Phong tục ngắm trăng

Còn ở Việt Nam, trăng có một ý nghĩa rất to lớn của đất nước có nền văn hóa lúa nước. Ngày rằm tháng 8 là lúc cảnh trời đất đẹp nhất, khí hậu mát mẻ, ánh trăng sáng soi rõ từng cảnh vật về đêm. Thời điểm này cũng là lúc việc nông nhàn nhất, mọi người khi đó có thể thảnh thơi ngắm cảnh thưởng nguyệt mà hòa mình vào đất trời.

Sau khi quây quần cùng nhau phá cỗ thì các gia đình sẽ sum vầy trên ban công hay tìm chỗ trên cao để cùng nhau ngắm ánh trăng rằm. Dưới ánh trăng sáng các ông bố bà mẹ cũng thường kể về giai thoại chú Cuội ngồi gốc đa cho con mình nghe.

4. Phong tục phá cỗ.

Vào dịp trung thu mỗi gia đình Việt đều bày cỗ với đầy đủ nào là bánh trung thu, kẹo, mía, thị,bưởi, dưa hấu…tùy vào từng gia đình mà cỗ được trang trí khác nhau.

Ngày xưa, Tết Trung thu người ta thường bày cỗ với bánh trái hình mặt trăng, treo đèn kết hoa, nhảy múa ca hát, múa lân rất tưng bừng. Nhiều nơi có những cuộc thi cỗ, thi làm bánh của các bà các cô. Trẻ em có những cuộc thi rước đèn và nhiều nơi có mở cuộc thi đèn. Nhiều gia đình bày cỗ riêng cho trẻ em và trong mâm cỗ xưa thường có ông tiến sĩ giấy đặt ở nơi cao đẹp nhất, xung quanh là bánh trái hoa quả... Giờ vào dịp Trung thu, các địa điểm tổ dân phố hoặc trung tâm thương mại lớn đều có tổ chức trang trí và các hoạt động riêng cho trẻ em lại là nơi được nhiều vị phụ huynh lựa chọn đưa các bé đến cùng vui chơi, chụp ảnh.

Phong tục phá cỗ

Khi ánh trăng lên tới đỉnh đầu chính là lúc mà mọi người cùng nhau phá cỗ và thưởng thức hương vị của tết trung thu. Mâm cỗ trung thu là để cúng trăng và tế trời đất cũng như cầu mong cuộc sống tốt lành, mùa màng bội thu và sự đoàn viên trong gia đình.

Trong mâm cỗ Trung thu, chắc chắn không thể thiếu bánh trung thu. Dường như bánh trung thu đã trở thành một thức bánh chỉ có vào dịp tết trung thu và không thể thiếu của mọi nhà. Được làm từ bột mì nhân hạt sen và bột đường, bánh trung thu biểu tượng cho sự đoàn tụ và hòa thuận của gia đình.

Thường bánh trung thu sẽ được cắt bằng với đúng số thành viên trong gia đình. Miếng bánh càng đều thì gia đình càng hạnh phúc hòa thuận.

Thời tiết đang chuyển mình sang thu, thời khắc tết đoàn viên cũng đã cận kề, sau khi tìm hiểu về Tết Trung thu bạn có thấy lòng mình bồi hồi, xao xuyến? Hãy cùng chia sẻ cảm xúc của mình với SAMNEC nhé! Bạn có thể tham khảo một số sản phẩm bán tại SAMNEC điện máy để sắp xếp, dọn dẹp lại ngôi nhà của mình hoặc chế biến những chiếc bánh trung thu ngon nhất.

Máy hút bụi Panasonic MC-CL573AN49

Máy hút bụi Panasonic MC-CL573AN49

 

Quà: 50.000đ

Giá bán: 2.460.000đ

1.Hỗ trợ 50K xăng xe

2.Miễn phí công lắp đặt

So sánh sản phẩm

So sánh

Bán chạy

Máy hút bụi Toshiba VC-GC33CPV(MR)

Máy hút bụi Toshiba VC-GC33CPV(MR)

 

Quà: 70.000đ

Giá bán: 3.950.000đ

1.Hỗ trợ 50K xăng xe

2.Miễn phí công lắp đặt

So sánh sản phẩm

So sánh

Bán chạy

Lò nướng Nagakawa 48 lít NAG3248A

Lò nướng Nagakawa 48 lít NAG3248A

 

Quà: 40.000đ

Giá bán: 2.130.000đ

1.Hỗ trợ 50K xăng xe

So sánh sản phẩm

So sánh

Bán chạy

Lò nướng Homepro HP35RC

Lò nướng Homepro HP35RC

 

Quà: 30.000đ

Giá bán: 1.390.000đ

1.Hỗ trợ 50K xăng xe

So sánh sản phẩm

So sánh

© copyright 2019. Công Ty Cổ Phần Quốc Tế Samnec. ĐKKD số: 0200591141 tại Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Hải Phòng cấp ngày: 28/07/2004

Địa chỉ công ty: Lô C, Khu công nghiệp Tràng Duệ thuộc Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, Xã Hồng Phong, Huyện An Dương, Thành phố Hải Phòng, Việt Nam

Trụ sở chính: Số 4 Hồ Sen - phường Trại Cau - quận Lê Chân - TP.Hải Phòng

Điện thoại: 0225.3611.960

Email: info@samnec.com.vn

Người đại diện: Đặng Hoàng Minh

Nguyên quán người đại diện: Nguyên Xá, Đông Hưng, Thái Bình

Địa chỉ  thường trú người đại diện: Số 252 Tôn Đức Thắng, Lam Sơn, Lê Chân, Hải Phòng

Điện thoại người đại diện: 0936466644

Email người đại diện: minhdang@samnec.com.vn

Tìm kiếm
Loading